TIÊN PHONG THAY ĐỔI
TIÊN PHONG THAY ĐỔI

Cách Jason Barnes cùng những người khác tiên phong xây dựng một thế giới dễ tiếp cận hơn bằng cách chung tay cùng cộng đồng người khuyết tật, chứ không chỉ xây dựng vì cộng đồng này.

Đọc trong 6 phút

Jason Barnes thích chơi trống từ khi anh còn là một cậu bé. Niềm đam mê này không hề lay chuyển khi anh mất đi cánh tay do một tai nạn điện năm 22 tuổi. Gần 10 năm sau, niềm đam mê âm nhạc của Jason đã giúp tạo ra một trong những chiếc chi giả tiên tiến nhất thế giới. Hiện nay, anh là một trong hàng triệu người khuyết tật đang làm công việc mà mình yêu thích.

Công nghệ được tạo ra nhờ sự hợp tác với cộng đồng người khuyết tật rồi sẽ trở nên hữu ích hơn cho tất cả mọi người. Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng người khuyết tật là người đồng sáng tạo ra những công cụ giúp họ và mọi người theo đuổi mục tiêu và sống cuộc sống mà họ mong muốn.

Mở ra cánh cửa cho phát minh mới

Jason Barnes bắt đầu chơi trống từ trước khi anh biết nói. Bà Maggie, mẹ anh chia sẻ: "Tôi nhớ năm Jason 2 tuổi, cứ hễ chúng tôi bật nhạc lên là thằng bé bắt đầu đập tay lên ghế, bàn ăn, hay bất cứ thứ gì mà thằng bé đụng tới được." Năm 2012, lúc Jason 22 tuổi, tay phải của anh bị cắt cụt do một tai nạn điện. Sự kiện này mở ra một chương mới trong cuộc đời anh.

Từ năm 2013, Jason đã hợp tác cùng Gil Weinberg, một nhà phát triển rô bốt nổi tiếng và giám đốc sáng lập của Georgia Tech Center for Music Technology (Trung tâm công nghệ âm nhạc Georgia), để phát triển cánh tay rô bốt để chơi trống tiên tiến nhất thế giới. Cánh tay mới nhất mà họ thiết kế sử dụng nền tảng máy học nguồn mở của Google là TensorFlow.

Cánh tay của Jason hoạt động bằng EMG (hay kỹ thuật điện cơ đồ), nghĩa là cảm biến trong cánh tay giả sẽ tiếp nhận các tín hiệu điện của phần chi còn lại. Khi Jason kích hoạt các cơ để co hoặc giãn cánh tay thì cánh tay giả này sẽ phản ứng theo.

Jason Barnes ở trong lớp học và đang nhìn vào một chiếc máy tính xách tay. Các kỹ sư của đại học Georgia Tech đang đứng hai bên Jason.

Jason và nhóm kỹ sư của đại học Georgia Tech nghiên cứu việc nhận dạng cử chỉ và huấn luyện các mô hình máy học.

Jason Barnes chơi trống trên phông nền màu đen.

Jason có thể chơi trống theo bản năng nhờ cánh tay giả của mình vì cánh tay này giúp anh cảm nhận được rung động của những chiếc dùi trống giống như cánh tay thật.

Ảnh chụp cận cảnh cánh tay giả của Jason trong lúc anh chơi trống.

Jason thử nghiệm một nguyên mẫu cánh tay giả.

Ảnh chụp Jason và bạn gái anh trên phông nền đỏ. Jason choàng tay qua vai cô. Họ đều đang mặc trang phục màu đen.

Jason và Amanda Dearborn, cô bạn gái lâu năm của anh.

Ảnh chụp Sarah Sirajuddin. Cô có mái tóc đen dài và đang mỉm cười trước ống kính.

"Khi công nghệ trở nên dễ tiếp cận và được cung cấp cho mọi người, sự đổi mới sẽ diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn".

Sarah Sirajuddin, trưởng bộ phận kỹ thuật trong nhóm TensorFlow của Google

Nền tảng máy học có thể làm được những công việc vốn đòi hỏi trí tuệ của con người, chẳng hạn như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng lời nói, đưa ra quyết định và dịch các thứ tiếng. Trưởng bộ phận kỹ thuật trong nhóm TensorFlow của Google, Sarah Sirajuddin cho biết: "Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là thiết kế nền tảng này sao cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng như dùng Gmail. Công nghệ càng dễ tiếp cận thì chúng tôi có thể tạo điều kiện càng thuận lợi cho mọi người tự mình tạo ra giải pháp."

Thay vì hoàn thành bản thiết kế rồi gửi cho Jason để thử nghiệm sau khi có sản phẩm thực tế, Gil cùng anh thử đi thử lại trên nhiều phiên bản cánh tay tại phòng thí nghiệm ngay trong quá trình thiết kế các phiên bản này. Đây là một trải nghiệm mới mẻ đối với Jason.

5:21

Xem cách TensorFlow hỗ trợ các vận động viên khiếm thị tự mình chạy bộ.

"Tôi cảm thấy thật may mắn khi được tham gia trong quá trình này. Trước đây, tôi luôn mất một khoảng thời gian để tập luyện vì phải điều chỉnh cho quen với thiết bị mới. Nhưng theo cách này thì thiết bị được điều chỉnh cho phù hợp với tôi."

Jason Barnes

Xem câu chuyện của Jason

6:31

Chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn

"Nếu chưa bao giờ sử dụng công nghệ hỗ trợ để trợ giúp người khác thì làm thế nào bạn biết cách thiết kế một sản phẩm phát huy hết chức năng của những công nghệ hỗ trợ đó? Câu trả lời là bạn sẽ không thể biết được."

Vint Cerf, Phó chủ tịch và Giám đốc truyền bá Internet của Google

Việc hợp tác với cộng đồng người khuyết tật là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế tại Google – bất kể đó là hợp tác để phát triển một công nghệ mới nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể hay làm đi làm lại để cải thiện một công cụ trọng yếu.

Từ năm 2018, gần 1.000 người tham gia đã ghi âm được hơn 1.000 giờ mẫu lời nói cho dự án Project Euphonia. Mục đích của dự án này là làm cho lời nói của người mắc khiếm khuyết trong việc nói năng trở nên dễ hiểu hơn nhờ những công cụ kích hoạt bằng giọng nói như Trợ lý Google. Hiện nay, nhiều mô hình nhận dạng lời nói không được huấn luyện bằng giọng nói của người mắc khiếm khuyết trong việc nói năng vì không có đủ dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, nhóm Project Euphonia đã phối hợp với những đối tác như ALS TDI (Viện phát triển phương pháp trị liệu cho bệnh ALS) nhằm thu thập những dữ liệu cần thiết để giúp các mô hình nhận dạng lời nói trở nên dễ tiếp cận hơn. Đối với người tham gia, dự án này mang đến cơ hội góp sức phát triển công nghệ nhận dạng lời nói, không chỉ vì bản thân họ mà còn vì hàng triệu người mắc các chứng rối loạn lời nói trên toàn cầu.

Steve Saling, kỹ sư công nghệ mắc bệnh ALS, làm việc cùng nhóm Project Euphonia. Hãy tìm hiểu cách ghi âm giọng nói của bạn để hỗ trợ.

Năm 2017, Google kêu gọi hàng triệu cộng tác viên, hay còn gọi là các Local Guide, trên khắp thế giới cùng chung tay cung cấp thông tin hỗ trợ người khuyết tật cho Google Maps. Hiện nay, hơn 15 triệu địa điểm trên Google Maps đã có thông tin về việc hỗ trợ người ngồi xe lăn. Bạn có thể xem thông tin này bằng cách nhấp vào phần mô tả dài hai dòng của một địa điểm trên Maps rồi kéo xuống mục "Thông tin về việc hỗ trợ người khuyết tật". Nhờ mạng lưới ngày càng phát triển gồm các Local Guide, chủ doanh nghiệp và nhiều cộng tác viên khác trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều thông tin được bổ sung mỗi ngày để giúp mọi người an tâm đi đến nơi mình cần đi.

Năm 2017, Google kêu gọi hàng triệu cộng tác viên, hay còn gọi là các Local Guide, trên khắp thế giới cùng chung tay cung cấp thông tin hỗ trợ người khuyết tật cho Google Maps. Hiện nay, hơn 15 triệu địa điểm trên Google Maps đã có thông tin về việc hỗ trợ người ngồi xe lăn. Bạn có thể xem thông tin này bằng cách nhấp vào phần mô tả dài hai dòng của một địa điểm trên Maps rồi kéo xuống mục "Thông tin về việc hỗ trợ người khuyết tật". Nhờ mạng lưới ngày càng phát triển gồm các Local Guide, chủ doanh nghiệp và nhiều cộng tác viên khác trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều thông tin được bổ sung mỗi ngày để giúp mọi người an tâm đi đến nơi mình cần đi.

"Quyền truy cập thông tin có thể giúp mọi người trở nên tự do và không còn bị phụ thuộc. Sao chúng ta không trao cho người khuyết tật cơ hội như thế?"

Luis Durán, Local Guide ở Santo Domingo, DO
3:44

Tìm hiểu cách đóng góp để Google Maps trở nên hữu ích hơn cho mọi người.

"Quyền truy cập thông tin có thể giúp mọi người trở nên tự do và không còn bị phụ thuộc. Sao chúng ta không trao cho người khuyết tật cơ hội như thế?"

Luis Durán, Local Guide ở Santo Domingo, DO

Lan tỏa yêu thương – hiệu ứng cánh bướm

"Đến một thời điểm nào đó trong đời, ai rồi cũng sẽ mắc phải một khuyết tật nào đó. Điều quan trọng là chúng ta không chỉ học hỏi từ những kinh nghiệm tích lũy được trong cuộc sống, mà còn phải thể hiện rằng chúng ta có thể chung sức hỗ trợ lẫn nhau."

KR Liu, trưởng nhóm Thúc đẩy hỗ trợ tiếp cận cho thương hiệu của Google

Hiện nay, thế giới có khoảng 1 tỷ người (chiếm 15% dân số thế giới) mắc phải một loại khuyết tật nào đó, có loại thể hiện rõ và có loại thì không.1 Càng có nhiều người chung tay hỗ trợ người khuyết tật trong lĩnh vực công nghệ và ngoài đời, thì chúng ta sẽ càng tiến gần đến một tương lai bình đẳng hơn.

Brent Lewis là nhà đồng sáng lập của Diversify Photo và Jillian Mercado là nhà sáng lập của Black Disabled Creatives. Nhờ Google Trang tính và Tài liệu, họ đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu công khai gồm những nghệ sĩ và nhà sáng tạo thường bị tách biệt với thế giới sáng tạo vì chủng tộc và/hoặc khả năng của họ. Mùa hè năm 2020, những nguồn dữ liệu này giúp kết nối các nghệ sĩ với những khách hàng cần tuyển dụng. Lewis chia sẻ: "Chúng tôi có mặt để giúp mọi người gặp được những nhiếp ảnh gia mà họ chưa từng gặp trước đây, khám phá những câu chuyện họ chưa từng biết đến, và thực lòng là để phá bỏ bức tường ngăn cách nhiều nhiếp ảnh gia người da màu, nhất là những nhiếp ảnh gia người da đen, với thế giới sáng tạo."

Một số người khác lại tạo nên sự thay đổi nhờ lấy cảm hứng từ mối quan hệ với một người bạn hoặc một người họ yêu thương. Tony Lee đã làm việc ở Google được 4 năm trong vai trò một nhà thiết kế hình ảnh. Anh lớn lên cùng cha mẹ là những người khiếm thính, xem truyền hình và xem phim có phụ đề. Anh chia sẻ: "Chúng ta thường không chú ý đến lượng thông tin được truyền đi bằng âm thanh. Nếu chỉ dựa vào phụ đề kém chất lượng hoặc nếu không có phụ đề, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều nội dung." Trong một dự án phụ của mình, Tony soạn ra một bộ nguyên tắc giúp phụ đề trở nên chính xác và thể hiện được nhiều cảm xúc hơn cho bất kỳ đoạn phim hay video nào của Google. Hiện nay, Tony ủng hộ việc nâng cao chất lượng phụ đề cho tất cả các đoạn phim của Google và đang nỗ lực cung cấp rộng rãi bộ nguyên tắc của mình ra ngoài công ty cho mọi người.

Khả năng tiếp cận chỉ là một tiêu chí cần cân nhắc khi thiết kế những công cụ giúp ích cho mọi người. Annie Jean-Baptiste là trưởng nhóm Phát triển sản phẩm dành cho mọi người tại Google. Nhiệm vụ của cô là đảm bảo các nhóm phát triển sản phẩm đưa tiếng nói của những người trước đây không được quan tâm trong quá trình thiết kế sản phẩm vào làm trọng tâm trong từng bước của quy trình này. Cô chia sẻ: "Sau cùng thì con người chính là nhân tố làm thay đổi thế giới, bất kể quê hương, diện mạo và những yếu tố làm nên con người họ. Dù họ là vận động viên, giáo viên, nhạc sĩ hay những người mẹ, thì công nghệ là công cụ giúp mọi người làm những việc mình yêu thích."

Brent Lewis là nhà đồng sáng lập của Diversify Photo và Jillian Mercado là nhà sáng lập của Black Disabled Creatives. Nhờ Google Trang tính và Tài liệu, họ đã xây dựng được các cơ sở dữ liệu công khai gồm những nghệ sĩ và nhà sáng tạo thường bị tách biệt với thế giới sáng tạo vì chủng tộc và/hoặc khả năng của họ. Mùa hè năm 2020, những nguồn dữ liệu này giúp kết nối các nghệ sĩ với những khách hàng cần tuyển dụng. Lewis chia sẻ: "Chúng tôi có mặt để giúp mọi người gặp được những nhiếp ảnh gia mà họ chưa từng gặp trước đây, khám phá những câu chuyện họ chưa từng biết đến, và thực lòng là để phá bỏ bức tường ngăn cách nhiều nhiếp ảnh gia người da màu, nhất là những nhiếp ảnh gia người da đen, với thế giới sáng tạo."

Một số người khác lại tạo nên sự thay đổi nhờ lấy cảm hứng từ mối quan hệ với một người bạn hoặc một người họ yêu thương. Tony Lee đã làm việc ở Google được 4 năm trong vai trò một nhà thiết kế hình ảnh. Anh lớn lên cùng cha mẹ là những người khiếm thính, xem truyền hình và xem phim có phụ đề. Anh chia sẻ: "Chúng ta thường không chú ý đến lượng thông tin được truyền đi bằng âm thanh. Nếu chỉ dựa vào phụ đề kém chất lượng hoặc nếu không có phụ đề, bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều nội dung." Trong một dự án phụ của mình, Tony soạn ra một bộ nguyên tắc giúp phụ đề trở nên chính xác và thể hiện được nhiều cảm xúc hơn cho bất kỳ đoạn phim hay video nào của Google. Hiện nay, Tony ủng hộ việc nâng cao chất lượng phụ đề cho tất cả các đoạn phim của Google và đang nỗ lực cung cấp rộng rãi bộ nguyên tắc của mình ra ngoài công ty cho mọi người.

Khả năng tiếp cận chỉ là một tiêu chí cần cân nhắc khi thiết kế những công cụ giúp ích cho mọi người. Annie Jean-Baptiste là trưởng nhóm Phát triển sản phẩm dành cho mọi người tại Google. Nhiệm vụ của cô là đảm bảo các nhóm phát triển sản phẩm đưa tiếng nói của những người trước đây không được quan tâm trong quá trình thiết kế sản phẩm vào làm trọng tâm trong từng bước của quy trình này. Cô chia sẻ: "Sau cùng thì con người chính là nhân tố làm thay đổi thế giới, bất kể quê hương, diện mạo và những yếu tố làm nên con người họ. Dù họ là vận động viên, giáo viên, nhạc sĩ hay những người mẹ, thì công nghệ là công cụ giúp mọi người làm những việc mình yêu thích."

Ảnh Jillian Mercado và ảnh Brent Lewis đặt cạnh nhau. Jillian đang ngồi trên xe lăn, phía sau cô là phông nền cây cối xanh tươi. Brent mặc một chiếc áo nỉ màu đỏ có mũ trùm đầu.

Đọc cuộc trò chuyện giữa Jillian Mercado, Brent Lewis và nhà làm phim Crystal Emery về những việc mà các ngành công nghiệp sáng tạo có thể làm để khai thác những tài năng ít được chú ý.

1:31

Xem đoạn phim về cách Tony Lee và cha mẹ anh giao tiếp qua nhiều năm.

Ảnh chụp Annie Jean-Baptiste mặc một chiếc váy màu đỏ đang mỉm cười.

"Sau cùng thì con người chính là nhân tố làm thay đổi thế giới. Công nghệ là công cụ giúp mọi người làm những công việc họ yêu thích."

Annie Jean-Baptiste, trưởng nhóm Phát triển sản phẩm dành cho mọi người của Google

Jason chơi một bài hát gốc với đội trống của tổ chức phi lợi nhuận Marching to Harmony ở Atlanta

Đối với Jason Barnes, công nghệ đã giúp anh thực hiện giấc mơ thuở bé là trở thành một nhạc công. Chưa hết, cánh tay giả mà anh góp phần tạo ra có thể một ngày nào đó sẽ giúp người khác thực hiện được giấc mơ của họ.

"Jason đã vượt qua một trở ngại lớn trong cuộc đời mình và đưa cả một ngành nghiên cứu lên phía trước."

Sarah Sirajuddin, trưởng bộ phận kỹ thuật của Google
Ảnh hậu trường chụp cảnh Justin Kaneps chụp hình Jason Barnes. Jason tạo kiểu trên phông nền màu đen.

Justin Kaneps là một nhiếp ảnh gia ở Thành phố New York. "Vì cũng là một người khuyết tật, nên tôi có thể hiểu được cảm xúc của Jason trong những chuyện đã xảy ra với anh, cũng như về cách một người phải thích nghi với thế giới dành cho những người không có những điểm khác biệt đó. Tôi ngưỡng mộ quyết tâm của Jason và cảm thấy rất vinh dự khi được góp phần lan tỏa câu chuyện của anh."

Những việc bạn có thể làm để hỗ trợ

Hành động của bạn có vai trò quan trọng. Sau đây là một số việc bạn có thể làm để chung tay xây dựng một thế giới dễ tiếp cận hơn.

Hoạt động hiện tại của Google

Tìm hiểu về cam kết của Google trong việc tuyển dụng và hỗ trợ nhân viên là người khuyết tật.

1Tổ chức Y tế Thế giới, Báo cáo năm 2011 về tình hình khuyết tật trên thế giới

Trong câu chuyện này: hỗ trợ tiếp cận, , TensorFlow, máy học, Maps, Hoa Kỳ

Những câu chuyện liên quan