Cách Jason Barnes cùng những người khác tiên phong xây dựng một thế giới dễ tiếp cận hơn bằng cách chung tay cùng cộng đồng người khuyết tật, chứ không chỉ xây dựng vì cộng đồng này.
Jason Barnes thích chơi trống từ khi anh còn là một cậu bé. Niềm đam mê này không hề lay chuyển khi anh mất đi cánh tay do một tai nạn điện năm 22 tuổi. Gần 10 năm sau, niềm đam mê âm nhạc của Jason đã giúp tạo ra một trong những chiếc chi giả tiên tiến nhất thế giới. Hiện nay, anh là một trong hàng triệu người khuyết tật đang làm công việc mà mình yêu thích.
Công nghệ được tạo ra nhờ sự hợp tác với cộng đồng người khuyết tật rồi sẽ trở nên hữu ích hơn cho tất cả mọi người. Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng người khuyết tật là người đồng sáng tạo ra những công cụ giúp họ và mọi người theo đuổi mục tiêu và sống cuộc sống mà họ mong muốn.
Mở ra cánh cửa cho phát minh mới
Jason Barnes bắt đầu chơi trống từ trước khi anh biết nói. Bà Maggie, mẹ anh chia sẻ: "Tôi nhớ năm Jason 2 tuổi, cứ hễ chúng tôi bật nhạc lên là thằng bé bắt đầu đập tay lên ghế, bàn ăn, hay bất cứ thứ gì mà thằng bé đụng tới được." Năm 2012, lúc Jason 22 tuổi, tay phải của anh bị cắt cụt do một tai nạn điện. Sự kiện này mở ra một chương mới trong cuộc đời anh.
Từ năm 2013, Jason đã hợp tác cùng Gil Weinberg, một nhà phát triển rô bốt nổi tiếng và giám đốc sáng lập của Georgia Tech Center for Music Technology (Trung tâm công nghệ âm nhạc Georgia), để phát triển cánh tay rô bốt để chơi trống tiên tiến nhất thế giới. Cánh tay mới nhất mà họ thiết kế sử dụng nền tảng máy học nguồn mở của Google là TensorFlow.
"Khi công nghệ trở nên dễ tiếp cận và được cung cấp cho mọi người, sự đổi mới sẽ diễn ra nhanh hơn và mạnh mẽ hơn".
Sarah Sirajuddin, trưởng bộ phận kỹ thuật trong nhóm TensorFlow của Google
Nền tảng máy học có thể làm được những công việc vốn đòi hỏi trí tuệ của con người, chẳng hạn như nhận dạng hình ảnh, nhận dạng lời nói, đưa ra quyết định và dịch các thứ tiếng. Trưởng bộ phận kỹ thuật trong nhóm TensorFlow của Google, Sarah Sirajuddin cho biết: "Mục tiêu quan trọng nhất của chúng tôi là thiết kế nền tảng này sao cho bất cứ ai cũng có thể sử dụng một cách dễ dàng như dùng Gmail. Công nghệ càng dễ tiếp cận thì chúng tôi có thể tạo điều kiện càng thuận lợi cho mọi người tự mình tạo ra giải pháp."
Thay vì hoàn thành bản thiết kế rồi gửi cho Jason để thử nghiệm sau khi có sản phẩm thực tế, Gil cùng anh thử đi thử lại trên nhiều phiên bản cánh tay tại phòng thí nghiệm ngay trong quá trình thiết kế các phiên bản này. Đây là một trải nghiệm mới mẻ đối với Jason.
"Tôi cảm thấy thật may mắn khi được tham gia trong quá trình này. Trước đây, tôi luôn mất một khoảng thời gian để tập luyện vì phải điều chỉnh cho quen với thiết bị mới. Nhưng theo cách này thì thiết bị được điều chỉnh cho phù hợp với tôi."
Jason Barnes
Chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn
"Nếu chưa bao giờ sử dụng công nghệ hỗ trợ để trợ giúp người khác thì làm thế nào bạn biết cách thiết kế một sản phẩm phát huy hết chức năng của những công nghệ hỗ trợ đó? Câu trả lời là bạn sẽ không thể biết được."
Vint Cerf, Phó chủ tịch và Giám đốc truyền bá Internet của Google
Việc hợp tác với cộng đồng người khuyết tật là một phần không thể thiếu trong quá trình thiết kế tại Google – bất kể đó là hợp tác để phát triển một công nghệ mới nhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể hay làm đi làm lại để cải thiện một công cụ trọng yếu.
Từ năm 2018, gần 1.000 người tham gia đã ghi âm được hơn 1.000 giờ mẫu lời nói cho dự án Project Euphonia. Mục đích của dự án này là làm cho lời nói của người mắc khiếm khuyết trong việc nói năng trở nên dễ hiểu hơn nhờ những công cụ kích hoạt bằng giọng nói như Trợ lý Google. Hiện nay, nhiều mô hình nhận dạng lời nói không được huấn luyện bằng giọng nói của người mắc khiếm khuyết trong việc nói năng vì không có đủ dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này, nhóm Project Euphonia đã phối hợp với những đối tác như ALS TDI (Viện phát triển phương pháp trị liệu cho bệnh ALS) nhằm thu thập những dữ liệu cần thiết để giúp các mô hình nhận dạng lời nói trở nên dễ tiếp cận hơn. Đối với người tham gia, dự án này mang đến cơ hội góp sức phát triển công nghệ nhận dạng lời nói, không chỉ vì bản thân họ mà còn vì hàng triệu người mắc các chứng rối loạn lời nói trên toàn cầu.
Năm 2017, Google kêu gọi hàng triệu cộng tác viên, hay còn gọi là các Local Guide, trên khắp thế giới cùng chung tay cung cấp thông tin hỗ trợ người khuyết tật cho Google Maps. Hiện nay, hơn 15 triệu địa điểm trên Google Maps đã có thông tin về việc hỗ trợ người ngồi xe lăn. Bạn có thể xem thông tin này bằng cách nhấp vào phần mô tả dài hai dòng của một địa điểm trên Maps rồi kéo xuống mục "Thông tin về việc hỗ trợ người khuyết tật". Nhờ mạng lưới ngày càng phát triển gồm các Local Guide, chủ doanh nghiệp và nhiều cộng tác viên khác trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều thông tin được bổ sung mỗi ngày để giúp mọi người an tâm đi đến nơi mình cần đi.
Năm 2017, Google kêu gọi hàng triệu cộng tác viên, hay còn gọi là các Local Guide, trên khắp thế giới cùng chung tay cung cấp thông tin hỗ trợ người khuyết tật cho Google Maps. Hiện nay, hơn 15 triệu địa điểm trên Google Maps đã có thông tin về việc hỗ trợ người ngồi xe lăn. Bạn có thể xem thông tin này bằng cách nhấp vào phần mô tả dài hai dòng của một địa điểm trên Maps rồi kéo xuống mục "Thông tin về việc hỗ trợ người khuyết tật". Nhờ mạng lưới ngày càng phát triển gồm các Local Guide, chủ doanh nghiệp và nhiều cộng tác viên khác trên khắp thế giới, ngày càng có nhiều thông tin được bổ sung mỗi ngày để giúp mọi người an tâm đi đến nơi mình cần đi.
"Quyền truy cập thông tin có thể giúp mọi người trở nên tự do và không còn bị phụ thuộc. Sao chúng ta không trao cho người khuyết tật cơ hội như thế?"
Luis Durán, Local Guide ở Santo Domingo, DO
"Quyền truy cập thông tin có thể giúp mọi người trở nên tự do và không còn bị phụ thuộc. Sao chúng ta không trao cho người khuyết tật cơ hội như thế?"
Luis Durán, Local Guide ở Santo Domingo, DO
Những việc bạn có thể làm để hỗ trợ
Hành động của bạn có vai trò quan trọng. Sau đây là một số việc bạn có thể làm để chung tay xây dựng một thế giới dễ tiếp cận hơn.