Cách một nhà khảo cổ học bảo tồn và chia sẻ di sản văn hóa Ai Cập với thế giới.
Tiến sĩ Monica Hanna luôn tự vạch ra con đường riêng cho mình, bất chấp những trở ngại. Từ khi còn là một cô bé sống ở Ai Cập, cô đã quyết tâm trở thành một nhà khảo cổ học và được mẹ khuyến khích theo đuổi ước mơ này—dù trên thực tế, đây vẫn là lĩnh vực chủ yếu dành cho nam giới từ trước tới nay.
Hiện tại, Tiến sĩ Hanna không chỉ là nhà khảo cổ học hàng đầu mà còn là một học giả nổi tiếng. Cô thành lập và hiện là trưởng khoa Khảo cổ và Di sản Văn hóa tại Học viện Khoa học, Công nghệ và Giao thông Hàng hải Ả Rập. Cô đã truyền cảm hứng cho rất nhiều phụ nữ Ả Rập, thậm chí cả cô con gái 5 tuổi của mình.
Sứ mệnh của Tiến sĩ Hanna là bảo tồn di sản văn hóa Ai Cập. Nhưng điều này không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Một trong những khó khăn là việc tiếp cận thông tin. Khi Tiến sĩ Hanna mới bắt đầu sự nghiệp, tư liệu nghiên cứu về lịch sử Ai Cập thường rất khó tìm và chia sẻ.
Tiến sĩ Hanna thường phải đi qua thành phố Cairo đông đúc để tới một thư viện và đọc nhiều tài liệu nhằm cố gắng tìm tư liệu phù hợp cho công trình nghiên cứu của mình. Song cô chỉ thấy rằng những tài liệu đó thường không tồn tại hoặc có sẵn ở Ai Cập. Phần lớn những tài liệu mà cô tìm được và sử dụng đều không được viết bằng tiếng Ả Rập.
Khi đi thực tế, nữ Tiến sĩ thường chỉ dựa vào một bản đồ bằng giấy để tìm kiếm các di chỉ khảo cổ ở giữa xa mạc, cách chỗ người dân sinh sống hàng chục km. Khi không có sự trợ giúp từ hình ảnh vệ tinh, chẳng có gì đảm bảo rằng những di chỉ này tồn tại.
Các sản phẩm của Google như Tìm kiếm, Scholar và Maps đã tác động lớn đến cách làm việc của Tiến sĩ Hanna. Các sản phẩm này đã trở thành những công cụ không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy của cô. Lấy Google Scholar làm ví dụ, cô sử dụng nền tảng này để tiếp tục công việc học tập và nghiên cứu của mình, đồng thời đóng góp cho nền tảng bằng cách chia sẻ chính các trích dẫn của mình với các học giả khác trên khắp thế giới
Mặc dù làm việc tại Ai Cập, nhưng Tiến sĩ Hanna có thể kết nối với mọi người trên khắp thế giới, tiếp thu kiến thức trong cộng đồng nghiên cứu, sau đó truyền đạt những phát hiện của mình tới độc giả toàn cầu một cách miễn phí.
Tiến sĩ Hanna đang giúp mọi người ở khắp nơi trên thế giới hiểu rõ hơn về di sản văn hóa của Ai Cập, giúp thu hút du khách từ nhiều quốc gia, và giúp thế hệ trẻ đến gần hơn với văn hóa và lịch sử Ai Cập. Có thể nói rằng, bằng việc bảo tồn di sản văn hóa của Ai Cập, Tiến sĩ Hanna đã tự tạo nên di sản của chính mình.